Hotline: 0969 636 836
MENU

Vắc-xin trị ung thư phổi của Cuba sắp được thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ

29-05-2016
Không chỉ nổi tiếng với xì gà, rượu rum và bóng chày, Cuba còn là đất nước sở hữu các công nghệ sinh học tốt nhất và sáng tạo nhất, cùng những nghiên cứu y học giá trị hàng đầu thế giới.

Cuba có một loại vắc-xin đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư phổi, và việc Mỹ dở bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài suốt 55 năm qua đối với đất nước này, sẽ khiến nó trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Năm 2015, trong chuyến viếng thăm Havana, thống đốc bang New York (Hoa Kỳ) - ông Andrew Cuomo từng ký kết thành công một thỏa thuận với Trung tâm miễn dịch phân tử Cuba, cho phép mang vắc-xin Cimavax về Mỹ và tiến hành các thử nghiệm lâm sàng tại đây. Tuy nhiên, điều đó chỉ được thực hiện sau khi các nhà nghiên cứu nhận được chấp thuận từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). “Cơ hội để đánh giá một vắc-xin như thế này thật sự rất thú vị”, Candace Johnson, Giám đốc điều hành của Viện ung thư Roswell Park (Mỹ) cho biết. 

Kể từ khi ra đời đến nay, Cimavax vẫn được biết đến như một loại vắc-xin có độc tính thấp, và tương đối rẻ để sản xuất cũng như bảo quản. Trung tâm miễn dịch phân tử Cuba sẽ cung cấp cho Viện Roswell Park tất cả các tài liệu (về quy trình sản xuất, thông tin độc tính, kết quả từ các thử nghiệm trước đó), tạo điều kiện cho việc phát triển thuốc. Johnson cho biết cô hy vọng có thể nhận được cấp phép thử nghiệm Cimavax trong vòng 6 đến 8 tháng, sau đó sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trong 1 năm.

Điều kiện khó khăn, Cuba vẫn phát triển thành công Cimavax 
 

cimavax_tinhte_01.jpg
Ảnh: Twimg.com


Không chỉ nổi tiếng với xì gà, rượu rum và bóng chày, Cuba còn là đất nước sở hữu các công nghệ sinh học tốt nhất và sáng tạo nhất, cùng những nghiên cứu y học giá trị hàng đầu thế giới. Sự phát triển đó cứ thế mạnh mẽ hình thành, mặc cho người lao động ở quốc gia này trung bình mỗi tháng chỉ kiếm được 20 USD. So với Mỹ, Cuba chỉ dành một phần nhỏ ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe cá nhân; nhưng người Cuba lại có tuổi thọ trung bình ngang bằng với người Mỹ. “Họ đã phải thực hiện nhiều thứ, với kinh phí ít hơn”, Johnson nói. “Vì vậy, họ thậm chí đã sáng tạo hơn nhiều, qua cách họ tiếp cận mọi thứ. Trong hơn 40 năm qua, họ đã có một cộng đồng miễn dịch học xuất sắc”. 

Trong hơn nửa thế kỷ bị kiềm hãm bởi lệnh trừng phạt, Fidel và Raul Castro vẫn xem công nghệ sinh học và nghiên cứu y học như một ưu tiên hàng đầu. Sau khi sốt xuất huyết bùng phát và tác động trực tiếp đến gần 350.000 người Cuba năm 1981, chính phủ nước này thành lập một tổ chức gọi là Mặt trận sinh học, trong nỗ lực tổng hợp nghiên cứu của các cơ quan khác nhau, hướng tới mục tiêu cụ thể. Thành tựu đáng kể đầu tiên của họ là sản xuất thành công Interferon, một loại protein đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch của con người. Kể từ đó, ‘nhà miễn dịch học Cuba’ đã có nhiều bước đột phá khác trong phát triển thuốc tiêm chủng, bao gồm cả vắc-xin viêm màng não B, viêm gan B, và các kháng thể đơn dòng phục vụ cho cấy ghép thận.

25 năm cho một loại vắc-xin điều trị ung thư
 

cimavax_tinhte_02.jpg
Ảnh: Elonce.com

Nổi tiếng với xì gà, thế nên cũng không có gì ngạc nhiên khi ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu thứ 4 dẫn đến các ca tử vong ở Cuba. Các nhà khoa học y học tại Trung tâm miễn dịch phân tử đã bắt đầu nghiên cứu Cimavax từ 25 năm trước, sau đó thì Bộ Y tế quốc gia này quyết định cấp phát miễn phí cho người dân vào năm 2011. Được biết chính phủ Cuba chỉ tốn 1 USD cho mỗi liều thuốc dành cho người dân của họ. Trong giai đoạn thử nghiệm thứ 2 từ năm 2008, các bệnh nhân ung thư phổi nhận vắc-xin trung bình sống thêm được 4-6 tháng, so với người không tiêm. Dấu hiệu tích cực đó khiến cho Nhật Bản và một số nước châu Âu cân nhắc đến chuyện thử nghiệm lâm sàng Cimavax. 

Công bằng mà nói, Cimavax không phải là một loại ‘thần dược’ có thể đảo ngược ung thư khi nó đã diễn ra, cũng không có tác dụng phòng ngừa. Chủng tiêm này không tấn công trực tiếp vào các khối u, thay vào đó, nó sẽ ‘theo đuôi’ một protein sản xuất bởi khối u, sau đó lưu thông trong máu. Hành động này thúc đẩy cơ thể chúng ta giải phóng các kháng thể, nhằm chống lại một hormone được gọi là ‘yếu tố tăng trưởng biểu bì’, thường thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào, nhưng nếu không được kiểm soát, nó có thể là tác nhân gây ra ung thư. (Mặc dù hầu hết mọi người thường nghĩ về một loại vắc xin như một công cụ ngăn ngừa bệnh tật, về mặt kỹ thuật, vắc xin là chất kích thích hệ miễn dịch bằng một cách nào đó). Vì vậy, mấu chốt của Cimavax là giữ cho các khối u phổi khỏi phát triển và di căn, làm cho ung thư giai đoạn cuối trở thành một căn bệnh mãn tính có thể kiểm soát. 

Không dừng lại ở việc điều trị ung thư phổi
 

cimavax_tinhte_04.jpgẢnh: ox.ac.uk

Hiện nay ở Mỹ và châu Âu, bệnh nhân ung thư phổi cũng đã có các biện pháp điều trị, với hướng đi tương tự. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại Roswell Park cho rằng họ có kế hoạch để khám phá tiềm năng của vắc-xin, giúp nó trở thành một loại vaccine phòng ngừa truyền thống. Hơn nữa, yếu tố ‘tăng trưởng biểu bì’ cũng đóng một vai trò quan trọng trong nhiều bệnh ung thư khác, như tuyến tiền liệt, vú, ruột kết và ung thư tuyến tụy. “Tất cả những điều đó là mục tiêu tiềm năng đối với loại vắc-xin này”, Kelvin Lee, một nhà miễn dịch học tại Viện nghiên cứu, cho biết. Vì lý do tài chính, Cuba đã không xem xét đến việc mở rộng phạm vi điều trị của Cimavax.  laptop cũ i5 hay i7

Giờ đây, Mỹ - Cuba bình thường hóa quan hệ, khiến cho y học cả hai nước có thêm điều kiện phát triển, học hỏi lẫn nhau. Có lẽ Cuba sẽ cần trau dồi thêm khả năng kinh doanh trong khoa học, còn Mỹ cần học hỏi ở Cuba tính sáng tạo trong các nghiên cứu y khoa. Sau cùng, với tinh thần hợp tác này, những người hưởng lợi không ai khác chính là bệnh nhân ung thư ở cả 2 bờ của eo biển Florida. 

Nguồn: Wired, Ảnh: Huffingtonpost

 


Hỗ trợ trực tuyến

Hotline0969 636 836
  Mr.Ngọc
0969 636 836

Đối tác

Thống kê truy cập

Hôm nay : 48
Hôm qua : 39
Trong tuần : 152
Trong tháng : 1137
Thổng lượt : 314849