Hotline: 0969 636 836
MENU

Phát hiện vi khuẩn 'ăn' nhựa giúp hình thành phương pháp tái chế mới

14-03-2016
Trong năm 2013, khoảng 56 triệu tấn PET được sản xuất, nhưng chỉ có khoảng ½ số đó được mang đi tái chế...

Phát hiện này đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản, họ cho rằng những vi sinh vật rất đáng chú ý do khả năng phân hủy hoàn toàn một loại nhựa phổ biến gọi là Polyethylene terephthalate ( PET). Quá trình tiêu hóa củaIdeonella sakaiensis diễn ra khá chậm, và những tác động ngắn hạn của nó vẫn chưa được khẳng định bởi các nhà khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu loại vi khuẩn này có thể dẫn đến sự ra đời của những cách thức mới, an toàn hơn để loại bỏ rác thải. 

PET là loại vật liệu bền, nhẹ, với khả năng chống thấm nước, thế nên hoàn toàn dễ hiểu khi nó thường được sử dụng để làm các thùng chứa cũng như chai lọ. Trong năm 2013, khoảng 56 triệu tấn PET được sản xuất, nhưng chỉ có khoảng ½ số đó được mang đi tái chế. Độ bền và khả năng chống nước - 2 đặc điểm này khiến PET được ưa chuộng bởi rất nhiều công ty trên thế giới, nhưng đó cũng là yếu tố khiến nó trở nên nguy hiểm cho môi trường. Mất một thời gian dài để phân hủy loại nhựa này, và vì vậy nó thường kết thúc vòng đời của mình trong các bãi chôn lấp hoặc các đại dương. Người cho rằng mất 450 năm để chai nhựa phân hủy, và mặc dù một số loại nhựa trải qua quá trình này nhanh hơn trong đại dương, ô nhiễm nghiêm trọng là hệ lụy không thể tránh khỏi. 

deonella-sakaiensis_tinhte . 
Vi khuẩn Ideonella sakaiensis (trái) đang phân hủy tấm nhựa PET và kết quả (phải). Ảnh: Wall Street Journal.


Thế nhưng, vi khuẩn Ideonella sakaiensis có thể giúp giải quyết những vấn đề hóc búa nói trên. Chúng được tình cờ phát hiện sau khi các nhà khoa học tiến hành sàng lọc 250 mẫu PET được lấy từ các cơ sở tái chế. Trong nỗ lực tìm kiếm những dấu hiệu của sự suy thoái trong các mẫu thu được, họ tìm thấy I.sakaiensis. Vi khuẩn sử dụng một cặp enzym (chất xúc tác sinh học được dùng bởi các động vật để phân huỷ thức ăn) để biến PET thành nguồn lương thực của chúng, mặc dù điều này xảy ra với tốc độ rất chậm. Theo kết quả nghiên cứu, vi khuẩn mất đến 6 tuần để phân rã hoàn toàn một tấm nhựa PET cấp thấp. Điều đó nghĩa là việc nó ‘tiêu hóa’ loại vật liệu chất lượng cao được sử dụng trong bao bì, sẽ còn lâu hơn rất nhiều. 

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể dùng các biện pháp nhân tạo nhằm thúc đẩy tốc độ của quá trình phân hủy. Trong một bài phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, giáo sư công nghệ sinh học Uwe Bornscheuer cũng cho biết về mặt lý thuyết, chúng ta có thể cho loại vi khuẩn vừa phát hiện vào các bãi chôn lấp, nhằm tăng tốc sự phân hủy ngay tại đây. “Tỷ lệ phân rã khá chậm, nhưng nó vẫn hoạt động”, ông nói. “Điều này cần được cải thiện bởi các nghiên cứu sâu hơn”. 

Nguồn: The Verge
 

 h-ttps://tinhte.vn/threads/phat-hien-vi-khuan-an-nhua-giup-hinh-thanh-phuong-phap-tai-che-moi.2562041/


Hỗ trợ trực tuyến

Hotline0969 636 836
  Mr.Ngọc
0969 636 836

Đối tác

Thống kê truy cập

Hôm nay : 101
Hôm qua : 83
Trong tuần : 338
Trong tháng : 1501
Thổng lượt : 316533