Hotline: 0969 636 836
MENU

Giải pháp nào cho nhựa - thương không được, ghét không xong!

04-01-2020
Nhựa rẻ, vô trùng và tiện lợi nó thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nhưng khi công nghệ tuyệt vời này vượt khỏi tầm tay, nhựa gây ra những hậu quả khôn lường, chúng tràn ngập môi trường sống, xâm nhập vào động vật mà chúng ta ăn và giờ nó đang trên đường tấn công vào cơ thể của chúng ta.


Tìm hiểu về nhựa?

Với phát minh ra nhựa cách đây 100 năm đã hoàn toàn thay đổi thế giới. Nhựa được cấu tạo từ Polymer một chuỗi các nhóm phân tử lặp đi lặp lại được tạo ra bằng cách phá vỡ chuỗi phân tử dầu thô và sắp xếp lại. Chúng ta có Polymer tổng hợp - một dạng siêu vật liệu. Polymer tổng hợp có những đặc điểm phi thường như nhẹ, bền, dễ đúc thành nhiều hình dạng khác nhau, dễ dàng sản xuất hàng loạt và rất rẻ.
 

giphy.gif


Từ đây, kỉ nguyên của nhựa bắt đầu:

  • Bakelite được sử dụng làm bộ phận cơ khí,...
  • PVC được dùng làm ống nước, dây điện, hộp nhựa,...
  • Acrylic để làm kính cường lực,...
  • Nylon để làm túi,...

Ngày nay tất mọi thứ đều có ít nhất một phần làm từ nhựa từ quần áo, điện thoại, máy tính, đồ nội thất, đồ trang trí nhà, ô tô và nhiều thứ khác nữa.
 

giphy (1).gif


Và vì sản xuất quá nhiều và mất kiểm soát, nhựa từ một siêu vật liệu đang trở thành siêu rác. Nhựa tổng hợp rất bền nên chúng mất khoảng 500 đến 1000 năm để phân hủy, nhưng do không kiểm soát được nên chúng ta đã không thể tái chế hết mà thải thẳng thứ vật liệu siêu bền này ra môi trường. Kể từ khi được phát minh, chúng ta đã tạo ra 8.3 tỉ tấn nhựa và hơn 6.3 tỉ tấn nhựa đã bị bỏ đi kể từ năm 1907.
 

giphy (2).gif


Vậy chúng ta làm gì với tất cả chỗ rác đó?

9% được tái chế 12% bị đốt và 79% vẫn chưa được xử lí, rất nhiều bị vứt xuống biển (khoảng 8 triệu tấn mỗi năm, một con số đó quá lớn), nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái dưới biển, nhiều động vật biển bị nhấn chìm trong nhựa. Năm 2015 gần 90% chim biển đã ăn phải nhựa. rất nhiều con chết đói với dạ dày chứa đầy rác. Năm 2018, xác của một con cá voi chết trôi dạt vào Tây Ban Nha, nó đã ăn phải 32kg túi nhựa.
 

giphy (3).gif


Hạt vi nhựa - Trạng thái tối thượng

Hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 5nm,một số được sản xuất có chủ đích để sử dụng trong mĩ phẩm và kem đánh răng, nhưng phần lớn chúng trôi nổi trên biển sinh ra từ quá trình rác thải nhựa tiếp xúc liên tục với tia UV nên bị rã ra thành các mẫu nhỏ. Có hơn 51 nghìn tỉ hạt như vậy trôi dạt trong đại dương. Chúng là mối nguy hại đến sức khỏe và có thể gây ung thư.
 

giphy (4).gif


Những hạt vi nhựa đã có mặt trong chuỗi thức ăn. Sinh vật phù du ăn hạt vi nhựa, cá nhỏ ăn sinh vật phù du. Hàu, cua và cá lớn ăn cá nhỏ và tất cả chúng đều là món ăn của con người. Hạt vi nhựa được tìm thấy ở trong mật ong, muối biển, bia, nước dùng và bụi trong không khí. Gần như tất cả người lớn đều có chứa Phthalates trong cơ thể 93% người đều có chứa BPA trong nước tiểu.

Phthalate là một chất hóa học được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa nhằm làm thay đổi tính chất cơ bản của vật liệu.
BPA (Bisphenol-A) là một hóa chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm nhựa như hộp đựng thức ăn, bình sữa trẻ em, đồ chơi,...


Nếu mất kiểm soát, đơn giản chỉ cần cấm nhựa?

Không đơn giản như bạn nghĩ đâu. Không chỉ nhựa gây ô nhiễm môi trường, một số sản phẩm thay thế cho nhựa mà ta sử dụng còn gây hủy hoại môi trường theo một cách khác. Ngoài ra, chúng ta bị kẹt trong quá trình thương mại vì nhựa mang lại cho ta quá nhiều lợi ích. Trên thế giới, 1/3 lượng thức ăn được sản xuất trở thành thức ăn thừa, chúng bị vứt ở một bãi rác nào đó và tạo ra khí metan gây ô nhiễm, cách tốt nhất để bảo quản thực phẩm thừa đó là túi nhựa
 

giphy (5).gif


Một điều quan trọng cần lưu ý là 90% rác thải nhựa trên biển đến từ các con sông ở châu Á và châu Phi. Sông Trường Giang ở Trung Quốc thải ra biển 1.5 triệu tấn nhựa mỗi năm. Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria và indonesia công nghiệp hoá và phát triển quá nhanh khiến cho cơ sở xử lí rác thải không thể theo kịp để có thể thu gom và tái chế toàn bộ rác.
 

giphy (6).gif


Nếu muốn giải quyết vấn đề từ nhựa thì phải đầu tư các cơ sở xử lí rác ở các nước đang phát triển, tiến hành các chiến dịch thiết kế lại sản phẩm để giảm thiểu tác động ra môi trường và cần tìm một vật liệu có khả năng thay thế chúng.
 

ht-tps://tinhte.vn/thread/co-the-ban-chua-biet-giai-phap-nao-cho-nhua-thuong-khong-duoc-ghet-khong-xong.3057409/page-1 


Hỗ trợ trực tuyến

Hotline0969 636 836
  Mr.Ngọc
0969 636 836

Đối tác

Thống kê truy cập

Hôm nay : 37
Hôm qua : 43
Trong tuần : 109
Trong tháng : 1272
Thổng lượt : 316304